Skip to main content
Freeship nội thành hải phòng đối với đơn hàng trên 300.000đ
Mr.Thành: 090 606 5544 Ms.Thanh: 093 696 8096

Có nên sống chung trước khi kết hôn?

| Nguyen Minh Thanh

Tôi đã đề nghị “góp gạo thổi cơm chung” trước hôn nhân nhưng cô ấy sợ rằng như vậy sẽ làm hỏng đi những điều tốt đẹp giữa chúng tôi. Chị nghĩ gì về việc chung sống trước hôn nhân?

Có nên sống chung trước khi kết hôn?

Hỏi:

Tôi và bạn gái đã hẹn hò nhiều năm nay và đang bàn bạc nghiêm túc về tương lai. Cô ấy muốn kết hôn ngay lập tức, nhưng tôi vẫn còn chút nghi ngờ, lo lắng về mối quan hệ này. Tôi đã đề nghị “góp gạo thổi cơm chung” trước hôn nhân nhưng cô ấy sợ rằng như vậy sẽ làm hỏng đi những điều tốt đẹp giữa chúng tôi. Chị nghĩ gì về việc chung sống trước hôn nhân?

—Bạn có thể đọc thêm bài viết: Cách phát hiện những dấu hiệu trục trặc trong quan hệ yêu đương để giải quyết trước khi mọi việc trở nên tồi tệ?

Trả lời

Trong vài thập niên qua, hàng triệu cặp đôi đã quyết định sống chung như một cách dạo đầu cho hôn nhân hoặc thậm chí thay thế hẳn cho hôn nhân. (Lưu ý: nếu hai bạn có những định kiến về việc sống chung liên quan đến niềm tin tôn giáo hay truyền thống đạo đức thì tôi xin nói ngay rằng tôi chỉ đang bàn vấn đề này trên quan điểm tâm lý mà thôi. Bạn có thể bỏ qua câu hỏi này nếu bạn muốn). Tôi nghĩ những người đang yêu rất cần hiểu rõ những tác dụng tích cực lẫn tiêu cực của việc sống chung trước hôn nhân.

TRƯỜNG HỢP SỐNG CHUNG

Sau nhiều năm quan sát, chứng kiến quá nhiều mối quan hệ không tương hợp, kém hạnh phúc, tôi cảm thấy rằng tất cả các đôi tình nhân nên sống chung trước khi kết hôn. Tôi tự hỏi không biết bao nhiêu mối quan hệ không tốt đẹp có thể đã kết thúc êm thấm nếu hai người thử sống chung 24 giờ mỗi ngày, để có thể “chạm ngõ” những vấn đề họ từng tránh né khi chỉ gặp nhau vào cuối tuần hay vài lần mỗi tuần.

TÔI XIN TRÌNH BÀY MỘT SỐ LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỐNG CHUNG.

1.Bạn phát hiện ra những nét tính cách sâu kín của người yêu

Điều mà bạn không tài nào biết được nếu hai người không chung sống. Chỉ có cách sống chung với anh ấy/ cô ấy thì bạn mới có thể hiểu rõ một người mà trước đó thi thoảng bạn mới gặp. Một người thường dễ thể hiện những hành vi tốt đẹp nhất của mình trong vòng ba tiếng đồng hồ hẹn hò hơn là duy trì trạng thái đó từ ngày này sang ngày khác khi sống cùng người yêu dưới một mái nhà. Khi bạn sống chung với người yêu, bạn sẽ phát hiện được những thói quen, thái độ, hành vi mà bạn không bao giờ thấy được trước đó. Bạn sẽ thấy được anh ấy trong môi trường sống tự nhiên mỗi ngày, trong ngôi nhà của anh ấy, và vì vậy sẽ tiếp xúc được những nét tính cách mà anh ấy có thể đã che giấu khi tiếp xúc “ngắn hạn” với bạn. Bạn có thể quan sát được khi anh ấy mệt mỏi, bệnh tật, giận dữ, bực tức, cáu bẩn… Đó cũng là lúc bạn được “chiêm ngưỡng” bức tranh đầy đủ nhất về những cung bậc tình cảm đa dạng của người yêu.

Tôi đã được nghe rất nhiều câu chuyện “ám ảnh” về những cặp đôi kết hôn xong xuôi rồi mới phát hiện ra những điều khó chấp nhận về nhau. Chẳng cần tính đến những bất ngờ khó chịu ấy thì hôn nhân đã là bài toán rất khó rồi.

2.Bạn sẽ biết được lối sống của bạn và người yêu có thật sự hòa hợp với nhau không.

Nhiều người đàn ông là những người tình vĩ đại trong thời gian đeo đuổi những mối quan hệ tình cảm lãng mạn, nhưng sau đó họ lại trở thành những ông chồng tệ hại. Một số phụ nữ cũng là những người bạn tình “ bán thời gian” tuyệt vời, nhưng sau đó lại trở thành các bà vợ “toàn thời gian” khủng khiếp. Bạn có thể yêu thương ai đó nhưng lại ghét sống chung với anh ta. Những phẩm chất từ “đối phương” khiến bạn “say nắng” và việc trải qua một khoảng thời gian tuyệt vời cùng anh ta có thể chưa đủ để tạo ra sự hòa hợp trọn vẹn mỗi ngày khi hai người chung sống. Bạn có thể phát hiện ra lối sống của người yêu không phù hợp với lối sống của bạn, đó là điều bạn sẽ không bao giừo biết được trừ phi bạn chia sẻ không gian sống với người ấy trong thời gian dài.

3.Bạn biết được khả năng thật sự của con người yêu trong việc xây dựng mối quan hệ tình cảm.

Sống chung đòi hỏi sự chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm, sự thỏa hiệp tính linh hoạt từ  cả hai phía. Vì đó là khi hai bạn phải “cọ xát” những thói quen, những khao khát của hai cá thể độc lập, có tính độc đáo riêng. Chỉ khi cam kết sống chung, bạn mới có thể biết được người yêu đã sẵn sàng và có khả năng xây dựng quan hệ gắn bó thực sự hay không. Chỉ khi nào hai bạn phải cùng đưa ra quyết định về tiền bạc, thực phẩm, gia đình mua sắm…thì khi đó bạn mới thực sự hiểu được người yêu của mình là người thế nào.

NHỮNG TIÊU CỰC KHI SỐNG CHUNG

1.Bạn có thể làm hỏng mối quan hệ vì mong đợi quá nhiều từ tình yêu trong khi đó còn đang phát triển.

Dù bản thân tôi cảm thấy việc sống chung trước hôn nhân có thể là một kinh nghiệm quá giá vào giai đoạn nào đó của mối quan hệ, song, tôi vẫn cảm thấy rằng việc sống chung khi chưa rõ về nhau là một lầm to lớn. Tôi đã tư vấn cho rất nhiều cặp đôi rằng họ đã sai lầm khi quyết định chung sống vì những lý do sau:

– Để tiết kiệm tiền bạc.

– Để anh ấy/ cô ấy có một chỗ ở tốt hơn

– Để hai bên có thể dành nhiều thời gian cho nhau hơn

– Vì một người sợ mất người kia

Việc sống chung trước khi quan hệ tình cảm đạt đến độ “chín” về sự cam kết, chín chắn, ổn định thực sự về tình cảm… có thể đẩy nhanh tiến trình đổ vỡ mối quan hệ đó.

Nếu mối quan hệ của bạn vẫn chưa sẵn sàng để xử lý những áp lực của việc sống chung thì rất có thể nó sẽ tan vỡ bởi áp lực của việc sống chung.

2.Bạn có thể bị chây lười cảm xúc.

Nếu mục tiêu của bạn là chung sống với ai đó nhưng thực tế là cả hai chưa thật sẵn sàng cho “biến chuyển”  này thì rất có thể bạn sẽ bị “chây lười cảm xúc” trong mối quan hệ này. Bạn có thể tránh mọi mâu thuẫn để giữ hòa khí, đặc biệt nếu bạn chưa bao giờ học cách xử lý những mâu thuẫn nảy sinh khi sống chung. Bạn có thể ít quan tâm, ít biết ơn người yêu hơn vì người ấy luôn bên cạnh bạn, hoặc thậm chí, theo những cách nào đó, bạn phần nào xao nhãng mối quan hệ tình cảm.

3.Bạn có thể né tránh  thắt chặt quan hệ gắn bó với người yêu.

Có thể bạn đã từng nghe câu châm ngôn này “Tại sao phải mua bò trong khi bạn có thể uống sữa miễn phí”. Tôi nghĩ câu nói từng được nhiều bà mẹ dùng để dạy con gái rằng các chàng trai sẽ không cưới các cô gái rằng các chàng trai sẽ không cưới các cô gái đã quan hệ tình dục với họ vì họ đã đạt được điều họ muốn. Tôi cũng từng nghe lý lẽ của nhiều người về việc sống chung rằng nếu một người đàn ông sống chung với bạn và được hưởng thụ tất cả lợi ích của cuộc sống gia đình anh ta sẽ chẳng có lý do gì để cầu hôn bạn. Tôi phải thừa nhận rằng điều này đúng trong một số trường hợp. Một số đàn ông bị chứng sợ gắn bó (và cả phụ nữ nữa) đã tiến tới sống chung để được gần gũi người tình mà họ khao khát, vừa né tránh được việc phải tiến đến mối gắn bó quan trọng cuối cùng là hôn nhân.

Tóm lại: Nếu bạn đang nghĩ đến việc sống chung với người yêu, nhưng muốn hoạch định cho hôn nhân chính thức trong tương lai, bạn cần bàn kỹ tất cả vấn đề này trước khi “góp gạo thổi cơm chung” nhằm tránh bất kỳ sự hiểu lầm nào. Bạn có thể đề nghị một khoảng thời gian tìm hiểu nhau phù hợp, ví dụ 9 tháng hay 1 năm. Đến khi đó, bạn sẽ đánh giá lại mối quan hệ và quyết định có sẵng sàng kết hôn hay không.