Skip to main content
Freeship nội thành hải phòng đối với đơn hàng trên 300.000đ
Mr.Thành: 090 606 5544 Ms.Thanh: 093 696 8096

Nếu bạn thân lấy phải người chồng vũ phu, bạn có nên cố gắng giúp đỡ hay chỉ lo yên phận mình?

| Nguyen Minh Thanh

Tôi đang gặp tình huống đau xé lòng. Cô bạn thân nhất của tôi thời trung học lấy phải người chồng vũ phu. Cô ấy kể rằng bị chồng chửi bới, đánh đập triền miên. Nhưng cô ấy lại không muốn ly hôn, cũng chẳng muốn ai giúp đỡ mình thoát khỏi địa ngục trần gian ấy.

Nếu bạn thân lấy phải người chồng vũ phu, bạn có nên cố gắng giúp đỡ hay chỉ lo yên phận mình?

Hỏi:

Tôi đang gặp tình huống đau xé lòng. Cô bạn thân nhất của tôi thời trung học lấy phải người chồng vũ phu. Cô ấy kể rằng bị chồng chửi bới, đánh đập triền miên. Nhưng cô ấy lại không muốn ly hôn, cũng chẳng muốn ai giúp đỡ mình thoát khỏi địa ngục trần gian ấy. Mỗi lần gọi điện thoại cho tôi là cô ấy lại khóc nức nở. Và mỗi lần tôi gặp cô ấy thì lại thấy thân thể cô ấy bầm tím nhiều chỗ. Tôi thật sự muốn thét lên vì quá bức xúc nhưng lại không chắc rằng mình đủ sức thuyết phục cô ấy thay đổi suy nghĩ. Tôi rất yêu quý cô ấy và rất sợ rằng nếu tôi tỏ ra cứng rắn, quyết liệt thì cô ấy sẽ rút lui và đơn độc một mình trong bi kịch. Tôi nên làm gì hả chị?

—Bạn có thể đọc thêm bài viết: Làm sao tôi kiểm soát được tính khí của mình.

Trả lời:

Chị hãy làm điều gì đó ngay lập tức! Ngay lúc này, bạn chị đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng về thể xác lẫn tinh thần và đang rất cần sự trợ giúp của chị. Những phụ nữ bị bạo hành thể xác thường chỉ nhờ đến sự trợ giúp bên ngoài khi mọi việc quá muộn màng. Chị đừng đợi đến lúc cô ấy cầu cứu chị như thế nào. Hãy là một người bạn thật sự của cô ấy và làm mọi thứ có thể giúp cô ấy thoát khỏi tình trạng bị hành hạ thể xác lẫn tinh thần. Chị có thể nhờ những người bạn khác và các thành viên trong gia đình cô ấy can thiệp, đưa cô ấy đến các trung tâm hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành gia đình, hoặc dùng chính bạn bè của chồng cô ấy để đối đầu với anh ta. Hãy làm bất cứ cách nào khả thi.

Chị hãy thử tưởng tượng người mà chị rất yêu thương đang chết đuối. Phản xạ tự nhiên của chị là nhảy ngay xuống nước, nắm tay cô ấy, kéo cô ấy vào bờ. Chị có bao giờ phải đắn đo suy nghĩ: “Lỡ cô ấy nổi giận với mình vì đã kéo tay cô ấy quá mạnh thì sao ta? Phải chăng mình không nên can thiệp chuyện này?” hay “ Có khi nào vì mình cứu cô ấy mà cô ấy sẽ không thèm nói chuyện với mình nữa không?”. Dĩ nhiên là không – suy nghĩ duy nhất của chị sẽ là làm sao để cứu bạn mình. Vâng, khi bạn chị sắp chết đuối, dù cô ấy có nhận thức được điều đó hay không, chị hãy cứ nắm tay cô ấy, kéo cô lên bằng tất cả sức lực. Vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu cô ấy từ chối tất cả sự trợ giúp của chị trong lúc “ ngàn cân treo sợi tóc” đó? Điều quan trọng là chị cần làm mọi việc có thể để đưa cô ấy lên khỏi mặt nước trước khi quá muộn.

Một tình huống khác có thể xảy ra: một ngày nào đó, chị nhận được cú điện thoại từ bệnh viện thông báo rằng chồng của bạn chị lại đánh cô ấy đến mức cô ấy phải đi cấp cứu, hay một đêm nào đó chị đang xem ti vi và thấy tin tức bạn chị bị chồng giết chết. Liệu chị sẽ cảm thấy thế nào? Khi đó, liệu việc khiến bạn cả đời không phật lòng vì mình có còn quan trọng? Liệu việc “hỗ trợ” bạn bằng cách không bao giờ làm trái ý bạn có còn ý nghĩa?

Tôi rất quan tâm vấn đề chị nêu. Nếu tất cả chúng ta không chấp nhận những hành vi sai trái làm tổn thương bạn bè của ta, con cái của bạn bè ta hay bất kỳ ai mà ta biết rằng đang gặp nguy hiểm, nếu chúng ta chịu đứng lên đấu tranh với những bất công thay vì giả vờ rằng những sai trái đó không tồn tại, ảo tưởng rằng nó sẽ biến mất một cách thần kỳ, thì khi đó những kẻ thích bạo lực sẽ không thể nào gieo rắc khổ đau và thế giới sẽ an toàn, tử tế hơn nhiều để chúng ta có thể bình yên vui sống.