Skip to main content
Freeship nội thành hải phòng đối với đơn hàng trên 300.000đ
Mr.Thành: 090 606 5544 Ms.Thanh: 093 696 8096

Làm sao tôi có thể nói với người yêu của mình những điều tôi cần mà không bị anh ấy cho rằng tôi quá đòi hỏi?

| Nguyen Minh Thanh

Hỏi: Bất cứ khi nào tôi cố gắng thể hiện nhu cầu của tôi đối với người yêu thì anh ấy lại kết tội tôi là quá “đòi hỏi”.

Làm sao tôi có thể nói với người yêu của mình những điều tôi cần mà không bị anh ấy cho rằng tôi quá đòi hỏi?

Hỏi: Bất cứ khi nào tôi cố gắng thể hiện nhu cầu của tôi đối với người yêu thì anh ấy lại kết tội tôi là quá “đòi hỏi”. Tôi cố gắng cẩn thận trong việc làm thế nào để hỏi xin những gì tôi cần, nhưng tôi làm gì chăng nữa, anh ấy vẫn luôn tỏ ra “phòng thủ”, không chịu lắng nghe. Liệu có cách nào để tôi yêu cầu những gì tôi cần mà không làm anh ấy cảm thấy tôi đang cố gắng điểu khiển anh ấy?

—Bạn có thể đọc thêm bài viết: Làm sao tôi vượt qua được nỗi sợ hãi xung đột và sống thành thật hơn với người yêu?

Trả lời:

Trường hợp này liên quan đến hai khả năng. Khả năng đầu tiên là anh ấy từng bị tổn thương về tình cảm, không thể cho đi tình cảm mà không cảm thấy bị mất mát. Có thể khi còn bé, anh ấy đã luôn luôn cho đi mà chưa bao giờ được nhận lại. Có thể anh ấy đã phải thay cha chăm sóc, làm điểm tựa tình cảm cho mẹ. Kết quả là khi trưởng thành, anh ấy khinh thường những người phụ nữ nào tỏ ra cần anh ấy. Vì vậy, dù chị nói gì hay cắt nghĩa những cảm xúc của mình thế nào đi nữa, anh ấy cũng sẽ luôn cảm thấy chị quá “đòi hỏi”.

Với dạng đàn ông này, mối quan hệ hoàn hảo là mối quan hệ với người phụ nữ chẳng đòi hỏi bất cứ điều gì, nhưng lại luôn biết ơn khi nhận được bất kỳ thứ gì từ anh ta vào bất cứ lúc nào. Nói cách khác, anh ta đang đi tìm một “tấm thảm chùi chân”, chứ không phải tìm một người phụ nữ đích thực.

Nếu nghi ngờ rằng đây chính là trường hợp của mình, chị hãy kết thúc mối quan hệ này ngay nếu chị không muốn mất lòng tự trọng và cảm thấy mình như kẻ đi xin xỏ tình yêu. Sau đó, chị hãy tự hỏi vì sao mình lại bị hấp dẫn bởi một người khiến cho chị cảm thấy những nhu cầu của chị là không hợp lý. Người đàn ông này đại diện cho ai? Cha của chị – người không ở bên chị khi cần? Hay mẹ của chị – người quá bận rộn với những đứa con khác, quay cuồng với công việc hay chím đắm trong nghiện ngập đến mức những nhu cầu của chị không còn quan trọng đối với bà? Chị hãy làm một số việc cần làm để hiểu được và chữa trị lập trình tình cảm đang tổn thương của mình.

Còn khả năng thứ hai là có thể bạn trai chị là một anh chàng tuyệt vời, và chỉ khi trực tiếp hỏi xin anh ấy một điều gì đó thì anh ấy mới tự vệ. Trong trường hợp này, chị đang phải đối đầu với một cơ chế khá phổ biến trong quan hệ nam nữ, bắt nguồn từ sự khác biệt tâm lý giữa hai giới . Và đây là chìa khóa then chốt: bạn trai chị đang cảm thấy việc chị nói ra những nhu cầu, khao khát của bản thân chẳng khác nào chị đang phê bình, chỉ trích anh ấy đã không “tròn phận sự” trong quan hệ tình cảm.

Đây là bài học về tâm lý đàn ông rất dễ tiếp thu, từ thửa hồng hoang đến nay, đàn ông được giáo dục để luôn cảm thấy vai trò của mình là làm chủ thế giới của chuyển động của những thành tựu hơn là thế giới nội tâm của những suy nghĩ, cảm xúc. Thông thường, các bé trai được dạy rằng giá trị của đàn ông nằm ở những gì họ làm, ở những thành tựu họ đạt được. Vì vậy, các bé trai kết luận rằng “để trở thành người tốt, mình phải làm mọi việc một cách đúng đắn”, và các em đồng hóa lòng tự hào của mình với thành tích đạt được.

Khi một phụ nữ thể hiện rằng người đàn ông hãy làm điều gì đó thật hoàn hảo thì anh ấy có thể sẽ phản ứng tự vệ, bởi anh ta diễn dịch yêu cầu đó thành: “Anh làm thế sai rồi. Anh không khiến tôi thấy hạnh phúc nên thật ra, anh là kẻ chẳng ra gì”. Vì bị “phân tâm” như thế nên thường thì anh ấy thậm chí không nghe thấy những đề nghị, những chi tiết trong yêu cầu thay đổi hành vi mà người yêu đưa ra. Sau khi xác định rằng bạn gái nghĩ mình đang làm điều gì đó không hoàn hảo, anh ấy sẽ bị cảm xúc lấn át và tự nhiên chuyển sang trạng thái tự vệ.

Nếu chị chắc rằng bạn trai không từng bị lăng nhục bằng lời nói như mô tả ở phần đầu của câu trả lời này, chị hãy đọc cho anh ấy nghe phần này của bài viết rồi hỏi xem anh ấy nghĩ gì về tất cả những điều tôi đã viết. Hy vọng anh ấy sẽ liên hệ lại những “đợt sóng lòng” của chính mình và haianh chị sẽ hiểu rõ cơ chế khó chịu này. Hãy để anh ấy hiểu rằng chị không muốn anh ấy hành động sai trái, chị muốn cùng anh ấy khắc phục sự việc để khi chị bày tỏ những mong muốn thì anh ấy sẽ không cảm thấy đang bị chị phê phán.

Tôi cũng có một số đề xuất cho chị. Trước tiên, khi muốn anh ấy thỏa mãn mong muốn nào đó, chị hãng tránh lỗi diễn đạt có thể khiến anh ấy cảm thấy “bất an”. Ví dụ, chị đừng nói: “Anh không bao giờ nói rằng em xinh đẹp, cũng chẳng bao giờ đếm xỉa đến quần áo của em. Sao anh không chú ý đến em nhiều hơn? Anh thờ ơ như vậy suốt đó”. Thay vào đó, chị hãy nói “Anh yêu à, bất cứ khi nào anh chú ý đến quần áo em mặc là em có cảm giác đặc biệt lắm. Em biết điều đó có thể không quan trọng với anh, nhưng nếu anh khen em vài câu khi em điệu một chút thì em thực sự thấy hạnh phúc lắm. em cần biết anh thích em ăn mặc thế nào”. Cách nói này sẽ giúp anh ấy cảm thấy tự tin, tự hào. Sau đó, khi chị yêu cầu anh ấy đáp ứng điều gì, anh ấy sẽ cảm thấy an toàn hơn để trải lòng và tự nguyện thỏa mãn những mong muốn của chị.