Skip to main content
Freeship nội thành hải phòng đối với đơn hàng trên 300.000đ
Mr.Thành: 090 606 5544 Ms.Thanh: 093 696 8096

Làm sao tôi vượt qua được nỗi sợ hãi xung đột và sống thành thật hơn với người yêu?

| Nguyen Minh Thanh

Khi còn bé, tôi bị la mắng rất nhiều và phải chịu đựng nhiều bi kịch gia đình. Tôi đã thề rằng sẽ không bao giờ trở thành người giống như ba mẹ, đặc biệt là mẹ tôi – nghiện rượu và tính khí thất thường. Kết quả là tôi sợ phát khiếp những mâu thuẫn , và cố gắng giữ hòa khí,

Làm sao tôi vượt qua được nỗi sợ hãi xung đột và sống thành thật hơn với người yêu?

Hỏi:

Khi còn bé, tôi bị la mắng rất nhiều và phải chịu đựng nhiều bi kịch gia đình. Tôi đã thề rằng sẽ không bao giờ trở thành người giống như ba mẹ, đặc biệt là mẹ tôi – nghiện rượu và tính khí thất thường. Kết quả là tôi sợ phát khiếp những mâu thuẫn , và cố gắng giữ hòa khí, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc tôi đã giam hãm rất nhiều cảm xúc trước người yêu của mình. Tôi có thể làm gì để vượt qua nỗi sợ hãi khi ai đó giận dữ.

Bạn có thể đọc thêm bài viết: Có phải khi bị chồng làm tổn thương quá nhiều thì sẽ không còn tha thiết hàn gắn tình cảm?

Trả lời:

Bạn đang mô tả một trong những sai lầm nguy hiểm nhất mà nhiều người mắc phải trong quan hệ của họ: dập tắt tất cả những cảm xúc “khônh dễ chịu” vì họ không muốn quấy rối hành trình con tàu tình yêu của mình. Và với cách suy nghĩ đó, họ đã phá hỏng quan hệ  tình cảm, giết chết những đam mê. Tôi không thể nói với bạn bao nhiêu cặp vợ chồng mà tôi đã từng tư vấn đã mấp mé bờ vực ly dị chỉ vì họ đã hết sức nỗ lực để tránh bất kỳ sự mâu thuẫn hay đối đầu nào. Và vị vậy, họ không bao giờ có cơ hội giải quyết bất kỳ vấn đề nào trong mối quan hệ của mình. Tin vui cho bạn là giờ đây bạn đã ý thức được những gì bạn đang làm và có cơ hội thực hiện những quyết định đúng đắn để kiểm soát những cảm xúc khó chịu.

Tôi sắp cho bạn một câu trả lời khá bao quát cho câu hỏi trên, bởi đây là một vấn đề nghiêm trọng mà quá nhiều người can đảm vượt qua, vì vậy bạn rất cần hiểu những gì bạn có thể làm để cải thiện tình hình hiện tại.

Trước hết, tôi khuyến khích bạn làm một số việc nghiêm túc để sửa chữa lập trình tình cảm của mình. Và đây là cách tôi đã thấy: khi còn bé, bạn có một số quyết định vô thức về tình cảm như:”Nếu mình giận dữ mình sẽ tệ như mẹ mình vậy”, hay “Chẳng an toàn chút nào khi mình thể hiện cảm xúc”. Những quyết định này vẫn tiếp tục chi phối cuộc đời bạn nhiều năm sau. Bạn biết rõ rằng bạn nghiêm khắc cho bản thân để chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ hành động theo cách của bà. Vì vậy, khi người yêu của bạn làm việc gì đó khiến bạn bực mình, và bạn cảm thấy phản ứng tự nhiên của mình là giận dữ, chiếc chuông báo động trong bạn lập tức vang lên: “Nguy hiểm!! Nguy hiểm” và theo bản năng, bạn vội vã dập tắt ngay những cảm xúc giận dữ này trước khi chúng xuất hiện lần nữa.

Sau đây là những gì mà tôi muốn bạn suy nghĩ: Hiểm nguy mà bạn đang nhận thức không bắt nguồn từ thời điểm hiện tại được cài đặt vào bạn từ lúc bé, khi mẹ bạn nổi giận và bạn không biết chắc bà ấy sẽ hành động thế nào. Bất cứ khi nào bạn đối đầu với cơn giận dữ của chính bạn, của người yêu bạn, hay bất kỳ ai, những cảm xúc kinh hoàng xưa cũ lại trỗi dậy trong bạn, hệt như đứa trẻ 5 tuổi ngày xưa đang điều khiển thế giới cảm xúc của bạn. Để chữa lành lập trình tình cảm có vấn đề này, bạn cần làm một số việc như: cho đứa trẻ ấy cơ hội được tìm thấy tiếng nói của chính mình, nói lên tất cả những điều không dễ chịu từng khiến nó cảm thấy không an toàn nếu để lộ ra. Còn bạn giống như cha mẹ của đứa bé đó, đảm bảo rằng nó được an toàn, rằng nó có thể diễn đạt những xúc cảm mà không bị một hiểm nguy nào, rằng nó được phép thể hiện sự bực tức. Điều đó cũng có thể có tác dụng tốt nếu người yêu của bạn nói rằng bạn được quyền đôi lúc tỏ ra không dễ thương, giận dữ…(dĩ nhiên là trong mức độ phù hợp).

Phần thứ hai của giải pháp này liên quan đến việc hiểu bản chất của sự giận dữ để không quá sợ hãi nó. Một trong những khái niệm cơ bản tôi đã tư vấn được gọi là Bản đồ Cảm xúc. Bản đồ Cảm xúc là công thức đơn giản nhưng rất hiệu quả, giúp bạn hiểu được cảm xúc của bản thân, của người khác, giúp bạn thoát khởi những cảm xúc khó chịu như giận dữ, đau khổ, sợ hãi và mang bạn trở lại trạng thái yêu thương.

Theo Bản đồ Cảm xúc, chúng ta luôn cảm nhận cảm xúc theo 6 cấp độ:

1.SỰ GIẬN DỮ, Trách móc và Khó chịu

2.SỰ ĐAU KHỔ, Buồn phiền và Thất vọng

3.SỰ SỢ HÃI, Bất an và Tổn thương tình cảm

4.SỰ HỐI TIẾC, Hiểu biết và Tinh thần trách nhiêm

5.Ý ĐỊNH, Giải pháp và Mong ước

6.Tình yêu, Sự tha thứ và Lòng biết ơn

Sau đây là ví dụ về cách vận hành của Bản đồ cảm xúc này. Giả sử chồng tôi khiến tôi giận dữ vô cùng khi bắt tôi chờ đợi hơn hai tiếng đồng hồ ở sân bay mà không một lời báo trước. Sự giận dữ rõ ràng là cảm xúc nổi bật nhất, mà tôi cảm nhận được. Đằng sau cơn giận dữ đó, tôi cảm thấy đau khổ tổn thương. Khi ai đó làm chúng ta đau khổ, chúng ta cảm thấy giận dữ như một cách vô thức nhằm bảo vệ chính mình. Vì vậy tôi không chỉ cảm thấy: “Em tức giận vì anh trễ hai tiếng đồng hồ” mà tôi còn cảm thấy ĐAU KHỔ vì “Em cảm thấy bị tổn thương thật sự vì anh quá vô cảm với với cảm xúc của em”. Bên dưới nỗi đau đó, tôi cảm thấy điều gì đó sâu sắc hơn và cơ bản hơn – NỖI SỢ. Đó là mức độ cảm xúc lưu lại tất cả những vết thương tình cảm trước đó, nơi đứa trẻ sợ hãi bị kích động. Vì vậy, cùng với nỗi giận dữ, đau khổ, tôi còn cảm thấy. “ Em sợ anh quá bận việc đến mức chúng mình không có đủ thời gian cho nhau. Điều này làm em nhớ lại việc em cảm thấy thế nào khi buổi tối mòn mỏi chờ cha về nhà và ông ấy không trở về”.

Bạn thấy không, dù tôi đã bắt đầu thấy rất giận dữ thì cảm giác đó vẫn mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Khi tôi nhìn sâu xuống những tầng lớp cảm xúc của mình, nguồn gốc của phần lớn sự giận dữ của tôi chính là rất nhiều nỗi sợ, một số xuất phát từ hiện tại, một số còn tồn đọng từ quá khứ. Tầng thứ tư của bản đồ này được gọi là SỰ HỐI TIẾC và sự hiểu biết. Một khi tôi nhìn vào những nỗi sợ của mình, những vết thương lòng, những gì đang thực sự gây ra phản ứng này, tôi có thể bắt đầu thấy được toàn cảnh bức tranh và hiểu rõ hơn những gì đang xảy ra. Có lẽ tôi cũng hối tiếc về việc tôi đã để cơn giận bùng nổ, hay tôi đã chẳng nói bất cứ điều gì, mà chỉ tỏ ra lạnh lùng với chồng vào buổi tối hôm ấy. Bây giờ, tôi sẽ chuyển sang việc giải quyết cảm xúc của mình. Và bước kế tiếp ở tầng nấc sâu hơn là Ý Định – điều tôi muốn xảy ra, những giải pháp, niềm hy vọng của tôi. “Em muốn chúng ta giải quyết vấn đề này. Em muốn lần sau anh sẽ gọi báo cho em biết nếu anh đến trễ”.

Vậy tầng nấc sâu nhất – tầng thứ 6 của cảm xúc – trong Bản đồ Cảm xúc của chúng ta là gì? Dĩ nhiên đó là TÌNH YÊU và sự tha thứ. Nếu tôi không yêu chồng thật nhiều tôi sẽ không thể nào hóa rồ như lúc đầu. Đó là vì tôi yêu anh ấy mà tôi cảm thấy sợ hãi, rồi sau đó thấy mình bị tổn thương, và cuối cùng, cực kì bị tổn thương đến mức trở nên giận dữ. Đó là lý do vì sao tôi nói “ Sự giận dữ là tình yêu lộn ngược”.

Qua ví dụ này, tôi hy vọng bạn sẽ hiểu được ba điều quan trọng:

  1. Cảm xúc giận dữ không hề xấu – chúng chỉ là kết quả tự nhiên khi cảm thấy tình yêu bị bế tắc. Chúng chỉ trở nên nguy hiểm khi biến thành hành động thay vì được nói ra.
  2. Khi bạn cố đè nến cơn giận, bạn cũng sẽ đè nén tất cả những cảm xúc nằm bên dưới nó. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã tách mình ra khỏi tình yêu.
  3. Khi bạn không thể giải quyết được cảm xúc giận dữ bằng một cách thức mang tính xây dựng, những cảm xúc này không hề biến mất mà bạn đang giữ lại nó ở bên trong mình. “ Cơn giận dữ khi không được thể hiện ra ngoài sẽ biến thành cơn cuồng nộ nội tâm”. Khi bạn cố gắng kìm nén cơn giận dữ, bạn có thể nhận ra mình đang cảm thấy thật mỏi mệt, không sức sống, vô vọng. Bạn đã tiêu sạch sinh khí của mình để giữ cơn giận không bùng phát.