Skip to main content
Freeship nội thành hải phòng đối với đơn hàng trên 300.000đ
Mr.Thành: 090 606 5544 Ms.Thanh: 093 696 8096

Làm sao tôi kiểm soát được tính khí của mình.

| Nguyen Minh Thanh

Tôi có một rắc rối khiến tôi rất mắc cỡ khi thừa nhận tính khí tôi thật tệ và nó đang làm hỏng đời sống tình yêu của tôi. Tôi có thể dễ dàng nổi cáu và thường trút tất cả lên vợ con, thậm chí với cả người lạ. Tôi đang gặp rắc rối gì? Làm sao tôi có thể kiểm soát bản thân?

Làm sao tôi kiểm soát được tính khí của mình.

Hỏi:

Tôi có một rắc rối khiến tôi rất mắc cỡ khi thừa nhận tính khí tôi thật tệ và nó đang làm hỏng đời sống tình yêu của tôi. Tôi có thể dễ dàng nổi cáu và thường trút tất cả lên vợ con, thậm chí với cả người lạ. Tôi đang gặp rắc rối gì? Làm sao tôi có thể kiểm soát bản thân?

—Bạn có thể đọc bài viết: Làm sao thuyết phục người chồng nghiện việc dành cho thời gian cho gia đình?

Trả lời:

Trước tiên, tôi rất vui vì anh đủ cam đảm nhận trách nhiệm cho hành vi của mình, thay vì đổ lỗi cho những người khác rằng “họ khiến tôi nổi cáu”. Tôi ước gì có thêm nhiều người dám thừa nhận rằng họ có vấn đề với sự giận dữ vô lý của mình – chắc chắn khi đó thế giới sẽ tươi đẹp và an toàn hơn để chúng ta chung sống. Anh nói đúng, sự giận dữ anh đang làm hỏng cuộc sống của anh. Một người dễ dàng giận dữ khiến cho bạn bè, người thân thường xuyên sống trong nỗi lo sợ, mà nỗi lo sợ chính là kẻ thù của tình yêu.

Chúng ta hãy xem lại hai câu hỏi của anh: “Tôi đang gặp rắc rối gì?” và “Làm sao tôi có thể kiểm soát bản thân?”. Trước tiên, chẳng có gì “không ổn” với anh cả, nhưng có vấn đề không ổn bên trong con người anh. Anh không phải người xấu chỉ vì anh dễ nổi nóng. Có thể anh giận dữ vì trong tuổi thơ, anh đã bị đối xử như thế hay từng cảm thấy mình là kẻ tệ hại.

Anh có nhận thấy anh thường trở nên tức giận với những chuyện không quan trọng? Những chuyện lẽ ra chẳng có tác động mạnh mẽ gì đến anh lại khiến anh giận dẽ? Đó là vì nguồn gốc phần lớn cơn giận dẽ của anh không ở trong hiện tại mà là trong quá khứ . Hầu hết những người dễ nổi nóng có những nét tính cách giống anh. Trong quá trình trưởng thành, họ có thể trải qua những điều sau:

– Lúc bé, họ từng bị hành hạ về thể chất, bị xúc phạm bằng lời nói, bị lạm dụng tình dục và vì vậy họ chất chưa cơn giận dẽ bên trong rồi bộc lộ ra lúc trưởng thành, khi họ cảm thấy được an toàn.

– Lúc bé, họ cảm thấy không được yêu thương, bị bỏ rơi, có thể do cha mẹ ly dị, bố/ mẹ qua đời. Và rồi lúc trưởng thành, khi gặp những người yêu thương mình, họ thể hiện sự giận dữ chất chứa từ thời thơ ấu.

– Lúc bé, họ cảm thấy bất lực khi có những ông bố/bà mẹ nghiện ngập mà họ không thể cứu giúp, họ tuyệt vọng khi nhìn thấy bố mẹ đối xử tệ bạc với nhau, họ không bao giờ được phép thể hiện cảm xúc của mình. Khi trưởng thành, họ bù trừ cho sự bất lực trong quá khứ ấy bằng cách giận dữ, làm người khác khó chịu.

Nếu một đứa trẻ trải qua những tình huống trên, dần dần nó sẽ cảm thấy vô cùng buồn bã, đau khổ. Nếu nó không thể cảm thấy được nỗi buồn đó, không được phép thể hiện tâm tư dẫn đến tức giận vì “ức chế cảm xúc”, cảm giác tức tối buồn bực đó sẽ trồi lên nhiều năm sau, trở thành cơn giận dữ điên cuồng. Nhiều người trưởng thành trở nên nóng tính chỉ đơn giản vì họ muốn trút hết nỗi giận dữ đã kìm nén suốt thời thơ ấu.

Điều này đưa chúng ta đến câu hỏi thứ hai, về khao khát “kiểm soát cơn giận dữ” của anh. Học cách kiểm soát cơn giận sẽ không giải quyết được vấn đề. Việc chữa trị cơn giận dữ mà không hiểu rõ nguyên nhân sẽ là giải pháp mang tính tạm thời và rất nguy hiểm.

Tất nhiên, anh có thể học những phương pháp hữu hiệu để thể hiện cảm xúc bản thân một cách phù hợp. Nhưng tôi tin rằng anh cũng phải tìm cách xác định và chữa lành nguồn gốc của sự giận dữ, cho phép đứa trẻ bị tổn thương bên trong anh được thể hiện những cảm xúc mà nó đã chất chứa suốt một thời gian dài. Anh hiểu tôi muốn nói gì rồi chứ:”Nếu anh còn chưa giải quyết cơn giận từ gốc, anh sẽ lại bộc lộ nó ra”.

Thậm chí, việc tư vấn theo cách truyền thống hay liệu pháp tâm lý cũng không thật sự hỗ hiệu quả những người bị chứng giận dữ kinh niên. Những cách thức giải quyết cơn giận dữ bằng hành động như xả giận bằng cách đấm vào bao vải, hét vào những chiếc gối.., và các liệu pháp mạnh tác động vào đứa trẻ trong anh sẽ là những yếu tố thiết yếu giúp một người chuyển từ giận dữ sang buồn bã, và cuối cùng sẽ chữa dứt chứng giận dữ. Một khi anh bắt đầu xả những cảm xúc cũ kĩ bị kìm nén bấy lâu, anh sẽ thấy “việc kiểm soát cơn giận dữ” trở nên dễ dàng hơn nhiều, anh sẽ không còn cảm thấy giận dữ thường xuyên như trước đây, và vì vậy sẽ không còn những phản ứng phát khởi từ cơn tức giận. Anh có thể tự nhiên thực hành được những liệu pháp  như “thoát khỏi thời khắc hiện tại” – mà một nhà trị liệu giỏi có thể dạy anh khi anh đang chìm sâu trong những cảm xúc giận dẽ. Hãy nhớ: việc anh đối mặt và chữa lành những vết thương lòng của chính mình là món quà tuyệt vời anh dành tặng những người thương yêu, đồng thời cũng là cách anh yêu thương sâu sắc bản thân.