Skip to main content
Freeship nội thành hải phòng đối với đơn hàng trên 300.000đ
Mr.Thành: 090 606 5544 Ms.Thanh: 093 696 8096

Người yêu tôi quá phụ thuộc vào bố mẹ, liệu điều này có ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của chúng tôi?

| Nguyen Minh Thanh

Tôi nghĩ chị đã biết khá rõ câu trả lời: Chị không thể cưới một người đàn ông có sự gắn bó và phụ thuộc quá nhiều vào bố mẹ. Thực ra thì chị có thể kết hôn với người ấy, nhưng chị sẽ cảm thấy cảm thấy khổ sở vô cùng

Người yêu tôi quá phụ thuộc vào bố mẹ, liệu điều này có ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của chúng tôi?

Hỏi:

Chồng sắp cưới của tôi đã 33 tuổi nhưng anh ấy cư xử như thể trẻ lên 3, vì bố mẹ anh, đặc biệt là mẹ vẫn còn kiểm soát mọi việc trong cuộc sống riêng của anh. Hằng ngày anh ấy đều gọi điện thoại cho mẹ, còn bà thì hầu như gọi cho anh mỗi giờ mà không hề tôn trọng giờ giấc sinh hoạt của chúng tôi. Hiện tại chúng tôi đã đính hôn, và mẹ anh ấy áp đặt mọi ý kiến của bà về đám cưới sắp diễn ra, kết quả là chúng tôi thường xuyên cãi vã về mẹ chồng tương lại của tôi. Tôi đã cố gắng nói với anh ấy hãy xem lại mối quan hệ của anh ấy với bố mẹ mình, nhưng anh ấy nói rằng họ là một gia đình có sự gắn kết chặt chẽ, và chẳng có gì bất thường về việc đó. Thời thơ ấu của tôi vốn không hạnh phúc, và tôi có mối quan hệ rất xa cách với chính ba mẹ mình, vì vậy tôi tự hỏi liệu mình có đánh giá sai về gia đình anh ấy không. Hãy giúp tôi với!

—Bạn có thể đọc thêm bài viết: Liệu tôi có quá kén cá chọn canh trong việc lựa chọn người bạn đời của mình?

Trả lời:

Tôi nghĩ chị đã biết khá rõ câu trả lời: Chị không thể cưới một người đàn ông có sự gắn bó và phụ thuộc quá nhiều vào bố mẹ. Thực ra thì chị có thể kết hôn với người ấy, nhưng chị sẽ cảm thấy cảm thấy khổ sở vô cùng. Những vướng mắc hiện tại cho thấy các dấu hiệu của sự rạn vỡ trong mối quan hệ bố mẹ chồng và nàng dâu. Các bậc phụ huynh này không hề tôn trọng cuộc sống riêng tư cũng như lằn ranh của họ với mối quan hệ vợ chồng của anh chị và ranh giới giữa họ với chồng sắp cưới của chị. Dần dần, họ sẽ can thiệp vào cả cuộc đời chị, trở thành người rút mất thời gian và năng lượng của chị, thậm chí phản đối chị hay phản đối cuộc hôn nhân này. Bởi vì với họ, chị là một người ngoài cuộc, hộ không chấp nhận con trai vượt khỏi vòng tay mình và sẽ phiền trách chị vì đã cướp mất con trai họ.

Những việc này nghe thật tệ hại phải không? Tuy nhiên chúng chẳng là gì so với việc bố mẹ chồng tương lai của chị sẽ xen vào giữa chị và chồng chị bằng cách tạo ra sự bất đồng trong mối quan hệ của anh chị. Tôi có cảm giác rằng điều đó đang xảy ra! Và kết quả là chị không còn cảm thấy chồng quan tâm đến mong muốn hay sở thích của mình và tức giận bởi anh ấy luôn làm theo sự chỉ đạo của bố mẹ, còn anh ấy thì hiểu lầm và cho rằng chị cư xử quá quắt. Nếu chị nghĩ rằng điều đó thật tệ, hãy đợi cho đến khi chị trở thành một người mẹ để hiểu suy nghĩ của mẹ chồng chị!

Nhưng dù sao, bố mẹ chồng tương lai của chị vẫn chưa phải là rắc rối chính – mà vấn đề nằm ở chính chồng chị.

Nếu anh ấy xác định rõ lập trường của mình và đặt ra giới hạn trong mối quan hệ với cha mẹ, thì dù có nỗ lực bao nhiêu chăng nữa họ vẫn không thể đặt ảnh hưởng của mình lên anh chị được. Anh ấy cần phải xem chị là số một trong đời mình, bởi chị – chứ không phải bố mẹ anh – chung sống và chia sẻ mọi việc với anh trong suốt quãng đường còn lại. Chị phải là ưu tiên hàng đầu và cuộc hôn nhân này phải đúng vị trí đầu tiên, trước cả mối quan hệ ruột thịt của anh.

Sau đây là các thông điệp mà những người như chồng chị phải tỏ rõ với các bậc phụ huynh nếu muốn có một cuộc sống riêng hạnh phúc với người mình yêu, đồng thời cứu vãn mối quan hệ với bố mẹ:

  1. Con đã chọn lựa vợ/chồng con làm người bạn tâm giao suốt đời , và con mong muốn bố mẹ đối xử với cô/anh ấy tôn trọng, chân thành và quý mến. Chúng con là một đôi vì vậy khi bố mẹ ghét bỏ hay làm tổn thương cô/anh ấy, nó cũng sẽ làm con rất đau khổ.
  2. Nếu bố mẹ không thể đối xử một cách tôn trọng với vợ/chồng con, thì con e rằng con sẽ không gặp bố mẹ thường xuyên như trước. Hoặc là bố mẹ sẽ gặp cả hai chúng con cùng nhau và dành cho vợ chồng con tình yêu thương thực sự, hoặc là bố mẹ sẽ rất ít khi gặp chúng con.
  3. Nếu bố mẹ muốn đến thăm vợ chồng con, bố mẹ hãy gọi điện trước, và khi chúng con đang rảnh, chúng con sẽ báo cho bố mẹ biết. Còn lúc bố mẹ ở chơi nhà con, xin hãy đừng bảo con hay vợ con rằng phâỉ làm việc này việc nọ để tổ chức cuộc sống của chúng con, nuôi dạy con cái, hay thậm chí cả việc sắp xếp bàn ghế trong nhà…
  4. Bố mẹ cần tôn trọng thời gian và sự riêng tư của bọn con. Điều đó có nghĩa là con không muốn bố mẹ gọi điện đến nhà con năm lần một ngày. Hãy cho chúng con không gian riêng để sinh hoạt gia đình. Hiển nhiên là chúng con sẽ thường gọi điện và đến thăm bố mẹ những khi có thể.
  5. Con biết việc này có thể là khó hiểu đối với bố mẹ nhưng thực sự đó là cách chúng con muốn. Con rất cần bố mẹ trong cuộc đời con, nhưng với điều kiện là bố mẹ chấp nhận và tôn trọng cuộc hôn nhân của chúng con.

Nếu chị cùng bàn luận việc này với chồng tương lại của mình, và anh ấy liên tục từ chống việc trò chuyện thẳng thắn với bố mẹ mình, chị hãy thử đề nghị anh ấy đi tư vấn để có thêm ý kiến từ chuyên gia tâm lý. Nếu anh ấy vẫn từ chối điều đó, chị hãy nên tự hỏi vì sao mình vẫn tiếp tục mối quan hệ này trong khi biết mọi việc sẽ không tiến triển tốt hơn và cuộc hôn nhân của chị đang dần tan vỡ ngay từ khi chưa bắt đầu. Vậy thì đừng kết hôn trừ phi vấn đề này được giải quyết ổn thỏa nhé!

0/5 (0 Reviews)